Cảm biến tiệm cận là gì?
Đây là thiết bị có khả năng phản ứng, cảm biến được khi có vật ở gần. Khoảng cách đó chỉ vào khoảng vài mm trong hầu hết tất cả trường hợp. Cảm biến tiệm cận hay còn là công tắc tiệm cận (Prox), tên tiếng anh là Proximity Sensors.
Bao gồm tất cả các loại cảm biến có thể phát hiện vật thể không cần tiếp xúc như công tắc hành trình. Chúng dựa trên cảm biến vật lý với vật thể cần phát hiện, sau đó chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện.
Để thực hiện việc chuyển đổi này, có 3 hệ thống phát hiện sau:
- Hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra trong kim loại nhờ vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi tiến gần vật thể cần phát hiện.
- Hệ thống sử dụng nam châm và hệ thống chuyển mạch cộng từ.
Tính năng của cảm biến tiệm cận Schneider
- Phát hiện vật thể không cần tiếp xúc, không tác động lên vật với khoảng cách xa nhất lên tới 30 mm.
- Hoạt động tương đối ổn định, khả năng chống rung động và chống shock rất tốt.
- Tốc độ phản ứng và đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao (so với limit switch).
- Có chi tiết đầu sensor nhỏ có thể lắp ở nhiều vị trí.
- Có thể được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt bởi độ bền cao.
Thông số kỹ thuật của cảm biến tiệm cận Schneider
- Thân được thiết kế bằng chất liệu nhựa hoặc kim loại.
- Tiếp điểm N/O và N/C.
- Điện áp hoạt động từ 10 - 28V.
- Dòng điện đóng cắt định mức từ 40 – 60 mA.
- Có đèn báo trạng thái tác động.
- Khoảng góc phát hiện vật thể tối thiểu 6 độ.
- Khoảng cách phát hiện vật thể tối đa 10m.
- Tần số truyền dẫn: 500 kHz.
- Thời gian đáp ứng thấp nhất 15s.
Nguyên lý hoạt động
Khi sóng cao tần đi qua lõi dây cuốn ở đầu cảm ứng sẽ tạo ra từ trường dao động. Kim loại di chuyển về phía này sẽ tạo ra dòng điện xoáy trong vật. Tương tự như máy biến thế, độ từ trường sẽ giảm đi. Nhờ vào nguyên lý hoạt động đó, cảm biến cảm ứng vượt trội hơn cảm biến quang điện về khả năng chống chịu với môi trường và các yếu tố khác.
Phân loại
Cảm biến tiệm cận Schneider bao gồm 2 loại là: Cảm biến từ, cảm biến điện dung.
- Cảm biến từ: Được hoạt động dựa vào nguyên lý từ trường khi cuộn dây của sensor tạo ra sẽ thay đổi tương tác với vật thể kim loại xung quanh nó. Do đó, cảm biến từ chỉ phát hiện được vật thể kim loại nhờ vào từ trường.
- Cảm biến điện dung: Hoạt động dựa theo nguyên lý tĩnh điện, nhờ vào sự thay đổi điện dung giữa vật cảm biến và đầu sensor. Khác với cảm biến từ, cảm biến điện dung có thể dùng để phát hiện tất cả các vật thể, được ứng dụng nhiều hơn.
Ứng dụng
Hiện nay, cảm biến tiệm cận Schneider có mặt ở hầu hết các loại hình, lĩnh vực ngành công nghiệp như công nghiệp chế tạo ô tô, chế tạo máy công cụ, chế biến thực phẩm, máy rửa xe,… Ngoài ra, còn được ứng dụng rộng rãi, có thể dùng phát hiện:
- Vị trí của các bộ phận máy trong hệ thống.
- Sự hiện diện của kính chắn gió trong lắp ráp ô tô,
- Các vật trên hệ thống băng tải như: Chai thủy tinh, bao bì cát tông, bánh ngọt, lon bằng nhôm hoặc thép, nắp nhôm trên vỏ chai,…
- Các kim loại trong môi trường nước.
- Mức chất lỏng trong bồn, sơn màu khác nhau trong chậu.
- Bột viên nhựa trong tiêm ăn máy ép.
- Sữa, nước trái cây có trong hộp.
Các cảm biến siêu âm rất đơn giản để cài đặt do kết nối không thể thiếu của họ và sẵn có của cáp và phụ kiện sửa chữa.